Ampli là gì? Điều cần biết về Ampli trong hệ thống âm thanh hiện nay

Ampli là gì

Ampli là gì? có vai trò gì trong hệ thống âm thanh? Cách sử dụng amply như thế nào? Là những câu hỏi được rất nhiều người mới bắt đầu tìm mua bộ dàn hát karaoke thắc mắc.  Cụm từ “Ampli” tuy chúng ta có nghe nhắc đến nhiều lần trong cuộc sống, nhưng biết và hiểu được thiết bị này là gì? có vai trò ra sao? Thì không phải ai cũng nắm rõ. Chính vì vậy,ở bài viết dưới đây Việt Hưng xin cung cấp những thông tin cơ bản để bạn có những hiểu biết thêm về thiết bị này.

Ampli là gì
Ampli là gì

Khái niệm Ampli là gì?

Ampli (tên đầy đủ là Amplifier) là một thiết bị quan trọng trong hệ thống âm thanh. Ampli có chức năng   nhận tín hiệu đầu vào từ đầu hát, micro karaoke sau đó xử lí những tín hiệu này và khuếch đại ra loa.

Không có amply thì loa hay tai nghe của bạn không thể phát tiếng được. Thực ra trong các thiết bị như loa, tai nghe, tivi, laptop chúng đều được tích hợp sẵn Amply bên trong nên mới hoạt động được.

Tổng hợp một số khái niệm liên quan đến Amplifier bạn cần biết:

Pre amp là gì?

Bộ tiền khuyếch đại hay pre-amli là trạm trung tâm trong hệ thống hi-fi. Nó nhận tín hiệu từ các thiết bị nguồn như đầu đĩa than, đầu CD, tuner, đầu chạy băng… và cho phép bạn lựa chọn các nguồn này để phát tín hiệu cho ampli công suất. Ngoài ra, nó cũng giúp bạn thực hiện chuyển tín hiệu giữa các nguồn để ghi âm…

Op amp là gì?

OpAmp là viết tắt của Operational Amplifier, là một mạch điện tử có chức năng khuyếch đại tín hiệu (Tín hiệu ở đây được hiểu chung là tín hiệu điện bao gồm cả dòng điện và điện áp). OpAmp không nhất thiết phải là một IC (Integrated circuit – mạch tích hợp) nhưng hiện nay OpAmp IC được phổ cập rất rộng rãi và dễ dàng mua được nên ở đây chỉ nói về OpAmp IC

Sò amply là gì?

Sò amply là một linh kiện bán dẫn được sử dụng trong amply, nó thường được kết hợp với (IC), có thể tích hợp tới một tỷ tranzitor trên một diện tích nhỏ. Nó quyết định đến công suất của chiếc amply giúp khuếch đại tín hiệu một cách hoàn hảo nhất.

Ampli class d là gì?

Amply Class D – Là một thiết kế Amplyfier switching phi tuyến tính (hay Amplyfier PWM). Hiện tại, Amply Class D là loại Class được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng di động. Lí do bởi dòng amply này có ưu điểm là hiệu suất cao, mức tiêu thụ điện năng cực thấp.

Ampli receiver là gì?

Ampli Receiver là ampli có tích hợp phần thu sóng AM/FM. Tuy nhiên, vì ampli loại này thường có thiết kế như là ampli đa kênh (Multi Channel), dùng để vừa xem phim vừa nghe nhạc gia đình. Do vậy ta thường mặc nhiên hiểu ampli receiver như là ampli đa kênh xem phim. Từ đúng để gọi là ampli đa kênh surround (Multi Surround Amplifier) hay còn được gọi là Ampli Surround.

Xem thêm: Tai nghe i27 TWS và i30 TWS| Nên mua tai nghe bluetooth i27 TWS hay i30 TWS?

Có bao nhiêu loại Amply hiện nay?

Có bao nhiêu loại ampli hiện nay
Có bao nhiêu loại ampli hiện nay

Amply có rất nhiều loại khác nhau. Có thể căn cứ vào nhiều yếu tố mà người ta có những cách phân loại Amply khác nhau. Bởi vậy, người sử dụng cũng có thể lựa chọn những loại Amply khác nhau tùy thuộc và mục đích và nhu cầu sử dụng của mình. Hiện nay, để phân loại cac loại Amply người ta thường sử dụng 2 yêu tố chính đó là:

  • Phân loại amply theo cấu hình và mục đích sử dụng
  • Phân loại theo công nghệ khuếch đại

Xem thêm: Pin li ion là gì? cấu tạo và cách sử dụng pin lithium ion đúng cách

Phân loại amply theo cấu hình và mục đích sử dụng:

  • Ampli tiền khuếch đại (Pre-ampp): nó có nhiệm vụ nắn các tín hiệu từ DAC hoặc CDP, nhưng không đảm nhiệm nhiệm vụ khuếch đại thực sự.
  • Ampli công suất (Power ampli): có nhiệm vụ khuếch đại âm thanh đủ lớn để phù hợp với loa hoạt động.
  • Ampli tích hợp (Integrated ampli): được tạo ra bởi sự kết hợp giữa ampli công suất và ampli khuếch đại.
  • Monoblock ampli: có tác dụng để xử lý hai kênh âm thanh stereo độc lập từ trái qua phải.
  • Dual mono ampli: được tạo ra vơi hai ampli block nhưng dùng chung một vỏ.

Phân loại theo công nghệ khuếch đại:

  • Khuếch đại bán dẫn(transitor)
  • Khuếch đại bóng đèn điện tử (tub)
  • Khuyếch đại mạch kỹ thuật số(digital)
  • Khuếch đại lai:gồm đèn, bán dẫn và kỹ thuật số.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Amply:

Cấu tạo Amply:

Người dùng thường chỉ quan tâm đến chất lượng âm thanh và hiệu quả hoạt động mà ít chú ý đến cấu tạo cơ bản của nó nên mỗi khi có vấn đề xảy ra thì lại không biết phải xử lí thế nào.

Vậy nên khi biết được cấu tạo của amply như thế nào bạn có thể tự mình chữa được nhưng “căn bệnh vặt” mà amply hay mắc phải.

Cấu tạo của amply karaoke gồm rất nhiều bộ phận như: khối nguồn, khối hiển thị, khối công suất và bảo vệ, mạch vào, mạch xử lí âm sắc và tạo hiệu ứng,… Trong đó có 3 bộ phận chính bạn cần hiểu rõ là:

Biến áp nguồn của Amply:

Đây là bộ phận có giá trị nhất đối với amply về mặt kinh tế, kích thước của biến áp nguồn tỉ lệ thuận với công suất ghi trên amply tức là biến áp càng to thì công suất càng lớn và giá thành càng tăng. Biến áp nguồn có nhiệm vụ biến đổi điện lưới 110V, 220V xuống điện áp thấp hơn khoảng 30-50VAC rồi qua thiết bị chỉnh lưu và tụ lọc ra điện áp một chiều đối xứng.

Tụ lọc nguồn:

Tụ lọc nguồn có nhiệm vụ dự trữ năng lượng điện cho toàn bộ thiết bị điện tử bên trong amply hoạt động và giúp làm ổn định điện áp.

Mạch điện tử công suất:

Một amply stereo sẽ có hai mạch điện tử công suất. Đây là một trong những bộ phận quan trọng nhất của amply chính vì vậy các nhà sản xuất đầu tư rất nhiều để thiết kế ra những mạch khuếch đại có độ trung thực cao nhất, ít nhiễu và có khả năng chống méo tốt nhất.

Nguyên lý hoạt động của Amply:

Tùy theo nguyên lí thiết kế mạch, amply karaoke được thiết kế với nhiều chế độ hoạt động khác nhau như Class A, AB, B, D,… Với mỗi chế độ hoạt động sẽ có những đặc trưng riêng.

Amply Class A

Đây là loại amply được thiết kế cho hiệu suất thấp, chỉ khoảng 25%, tức là nếu công suất đầu vào là 100W thì chỉ có 25W công suất được phát ra ở loa, 75W còn lại tổn hao dưới dạng tỏa nhiệt trên sò công suất hoặc đèn điện tử.

Chất lượng âm thanh của amply Class A được đánh giá khá cao với độ méo hài thấp cho chất lượng âm thanh hay hơn.

Amply Class AB

Tương tự với amply Class A, amply Class AB có hiệu suất cao nên cho công suất ra loa lớn. Tuy nhiên với Class AB người ta phải dùng đến 2 sò công suất thì mới đảm bảo việc khuếch đại tín hiệu. Amply Class AB có độ động rộng nên phù hợp khi sử dụng trong không gian rộng

Amply Class B

Đây là dòng amply có hiệu suất vào khoảng 70-80%, tức là trong quá trình hoạt động nếu thiết bị tiêu thụ 100W điện sẽ cho công suất ra loa tối đa 80W còn 20W còn lại sẽ sinh ra nhiệt. Amply Class B là có độ méo hài lớn nên âm thanh có chất lượng không cao.

Amply Class D

Amply Class D có hiệu suất vào rất cao nên khi hoạt động sinh ra rất ít nhiệt. chính vì thế với với amply Class D không cần trang bị lượng nhôm tản nhiệt quá lớn vẫn có thể đảm bảo thiết bị không bị nóng khi phải làm việc trong thời gian dài.

Class thể hiện tỷ lệ công suất đầu vào và đầu ra của một chiếc Amly. Trên cùng một công suất đầu vào, nếu như công suất đầu ra càng lớn thì Amply đó hao tốn ít điện năng và cho một công suất lớn, tuy nhiên hiện tượng méo âm sẽ xảy ra với biên độ lớn hơn. Ngược lại, khi sử dụng class A sẽ tái tạo một chất âm trung thực hơn và giảm dần từ xuống Class D.

Hướng dẫn sử dụng Amply hiệu quả:

Ý nghĩa các nút trên amply:

Trên thiết bị Amply chia làm các tầng như sau:

  • Tầng 1: vùng cắm và cân chỉnh  micro cho micro 1
  • Tầng 2: vùng cắm và cân chỉnh  micro cho micro 2
  • Tầng 3: vùng ECho
  • Tầng 4: vùng1 căn chỉnh Music (nhạc)
  • Vùng 4: vùng 2 Volume hay còn gọi là vùng Master (Chỉnh âm lượng tổng cho cả nhạc và mic)

Mặc dù Amply có rất nhiều loại khác nhau, xong, chúng vẫn cần phải có những nút cơ bản để có thể điều chỉnh các hoạt động cũng như thực hiện đúng chức năng của mình. Trên Amply sẽ bao gồm những nút cơ bản sau:

  • Kênh Micro.
  • Jack cắm mic: Nút Gain là nút dùng để tăng, giảm độ lớn của các tín hiệu, đảm bảo cho việc các tín hiệu vào mic một các bình thường và ổn đỉnh. Nút Vol thể hiện âm lượng của mic. Nút Bal dùng để điều chỉnh độ cân bằng giữa kênh trái và kênh phải. Nút Echo thể hiện độ lớn,nhỏ của tiếng vang. Nút Lo, Mid, Hi lần lượt là âm trầm, âm trung và âm cao của mic.
  • Kênh nhạc.
  • Select: Bạn có thể chọn âm thanh được phát ra Mono hoặc Stereo với nút điều chỉnh này. Nút RPT chính là sự lặp lại của tiếng ca khi bạn hát. Dly thể hiện được tốc độ âm thanh ra.
  • Mode: Chọn nguồn phát.
  • Nút Master: Đây chính là nút dùng để điều chỉnh âm lượng của cả hệ thống.
  • Nút Power: Tắt / mở nguồn điện
  • Equalizer Reset: giúp tái tạo âm thanh sâu, ấm,…

Cách chỉnh amply đúng tiêu chuẩn:

  • Volume tổng (Master) chỉnh ở mức 4-5.
  • Volume Micro chỉnh ở mức 5-6. Nếu mic hay bị hú tiếng thì nên giảm về 4.
  • Độ vang (Echo) chỉnh ở mức 4 với giọng bình thường. Nếu giọng yếu thì nên để ở mức 5.
  • Độ nhại (delay) của mic thì chỉnh mức 2.
  • Cân loa (balance) chỉnh ở mức thứ 5, có thể tăng thêm cho kênh R vì thông thường tín hiệu ở kênh R mạnh hơn kênh L.

Lưu ý nhỏ khi sử dụng amply:

  • Khi đấu amply phải chú ý các đầu tiếp xúc tốt, tránh di chuyển làm cho âm thanh kém chất lượng cũng như gây ra các tiếng khó chịu.
  • Đấu đúng đầu của amply với loa để mang lại âm thanh tốt nhất.
  • Khi đấu nối các thiết bị thì amply phải ở trong tình trạng tắt.
  • Không để các máy chồng đè lên nhau, nên để cách nhau từ 5-10cm. Để gần nhau làm amply không tỏa được nhiệt, làm xuyên nhiễu từ trường, chất lượng âm thanh sẽ giảm đi rất nhiều.

Hiện nay, với nhu cầu thưởng thức âm nhạc đang ngày càng trở nên thịnh hành, yêu cầu của người chơi âm thành ngày càng cao thì chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp vô số mẫu Amply và hơn thế nữa, chúng càng trở nên đa dạng với vô vàn tính năng cũng như thiết kế. Trên đây là những thông tin hữu ích về Amplifier mà có thể bạn chưa biết. Nếu có thắc mắc chưa hiểu ampli là gì? hoặc đang muốn lựa chọn 1 Amplifier cho dàn âm thanh của mình thì hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline để được tư vấn.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận